Khoa Cong Nghe Thong Tin - DH Nong Lam TP.HCM

Vào lúc 9g00 thứ 6 ngày 27/03/2020 đã diễn ra buổi tư vấn trực tuyến ngành Công nghệ thông tin. Chương trình sẽ được phát trực tiếp trên facebook, youtube và website trường ĐH Nông Lâm.

 

 

Thành phần:

TS. Phạm Văn Tính, Trưởng khoa CNTT, Trưởng BM MMT&TT

ThS. Lê Phi Hùng, Phó trưởng khoa, Trưởng BM CNPM

TS. Nguyễn Văn Dũ, Giảng viên, Cựu sinh viên khóa 2002, Tiến sĩ ngành CNTT ĐH Bách khoa Wroclaw, Ba Lan

ThS. Nguyễn Xuân Vinh, Cựu sinh viên khóa 2005, Kiến trúc sư hệ thống công ty Tyme Global VN – chuyên cung cấp giải pháp công nghệ trên nền tảng đám mây để hiện thực các mô hình tài chính cho hệ thống ngân hàng, Trưởng nhóm Data Scientist and Data Analytics tại Việt Nam

Nội dung trả kời các câu hỏi

Câu 1Học Ngành Công nghệ thông tin của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có khác gì so với những trường khác có đào tạo ngành này hay không?

Trả lời TSPhạm Văn Tính

Thứ nhất – Giống:

Cũng giống như các trường ĐH khác, CTĐT ngành CNTT của ĐH Nông Lâm được xây dựng đáp ứng theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo. Điều đó có nghĩa là sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để làm việc trong lĩnh vực CNTT như Lập trình viên, Quản trị hệ thống, Xây dựng và phát triển các giải pháp CNTT cũng như tiếp tục học tập ở các trình độ cao hơn như Thạc sĩ hay Tiến sĩ, v,v. Tất cả các sinh viên của khoa được giữ lại trường làm công tác giảng dạy hiện đều có trình độ từ Thạc sĩ của các trường uy tín trong nước như ĐH KHTN, ĐH CNTT cũng như các trường ĐH trên thế giới. Ví dụ bên cạnh tôi đây là TS Nguyễn Văn Dũ, cựu SV CNTT ĐH Nông Lâm khóa 2002, tốt nghiệp TS ngành CNTT ĐH Bách khoa Wroclaw Ba Lan. ThS Nguyễn Xuân Vinh, cựu sinh viên khóa 2005, kiến trúc sư hệ thống – là  vị trí rất cao về chuyên môn thuộc công ty Tyme Global VN – chuyên về lĩnh vực ngân hàng.

Thứ 2 – Ưu điểm hơn

-         3 Ưu điểmHọc phí thấpkhả năng cạnh tranh và cơ hội việc làm tốt hơn. Cụ thể:

-         Học phí ngành CNTT tại ĐH Nông Lâm hiện tại chỉ khoảng 9 tr/Năm

-         Đào tạo CNTT của Nông Lâm hướng tới cung cấp nguồn nhân lực LTV chuyên nghiệp cho các công ty gia công phần mềm

-         Là khoa CNTT tiên phong trong cả nước đi đầu về đào tạo công nghệ nguồn mở đặc biệt đào tạo chuyên sâu về nền tảng Java và Android. Phần lớn các cty gia công PM yêu cầu nền tảng lập trình Java và lương trả cho LTV Java luôn cao hơn so với ngôn ngữ lập trình khác. Đây là thế mạnh vượt trột của SV Nông Lâm

-         Với vai trò như vậy KCNTT đã ký hợp tác chiến lược với hầu hết các cty gia công PM hàng đầu có văn phòng tại Việt Nam như FSOFT, Axon Active, Fujinet, TMA.

-         Với sự gắn kết chặt chẽ với các cty đối tác, Sinh viên được trang bị tất cả các kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đặc biệt 2 chương trình hợp tác đào tạo giữa KCNTT với FSOFT và công ty phần mềm của Thụy sĩ là  Axon Active  dành cho sinh viên năm cuối với sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia từ 2 cty nói trên nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trong cả môi trong nước và quốc tế.

-         Nhờ đó khả năng cạnh tranh với SV trường khác tốt hơn, cơ hội việc làm cao hơn đặc biệt cơ hội làm việc tại các công ty gia công phần mềm hàng đầu hiện nay và cũng là đối tác của khoa. Theo thống kê >95% sinh viên tốt nghiệp có việc làm và rất nhiều sinh viên đã có việc làm ngay từ cuối năm 4.

-         Ngoài ra còn có ưu điểm của Trường đa ngành: Sinh viên có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khác như Nông nghiệp, Chăn nuôi, Thủy sản, v.v.

 

Câu 2Cho em hỏi những tố chất cần thiết để học ngành công nghệ thông tin là gì?

Trả lời ThS. Lê Phi Hùng

Xin kính chào quý vị phụ huynh và các em học sinh, Tôi xin có một số ý như sau: Theo phân tích của cơ sở đào tạo hoặc tổ chức nghề nghiệp và theo ý kiến cá nhân tôi thì những tố chất để một người theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin thì người ta thống kê có 6 tố chất này

Niềm Đam mê công nghệ  để bước chân vào thế giới công nghệ. Niềm đam mê sẽ giúp ta vượt qua áp lực căng thẳng của công việc, không chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để tìm ra một giải pháp công nghệ phức tạp.

Thông minh sáng tạo trong công việc: CNTT phát triển rất nhanh và luôn đòi hỏi đổi mới => Những người làm trong lĩnh vực IT cần phải nhạy bén và sáng tạo để tạo ra các sản phẩm có tính đột phá. VD làm sao sản phẩm của ta được người dùng đón nhận khi những cái tương tự đã có rất nhiều => Grab

-       Tư duy logic (hay tư duy toán học) là tố chất nền tảng. Bởi lẽ các vấn đề trong CNTT như lập trình luôn phải được thực hiện một cách chính xác, khoa học theo 1 logic hay giải thuật toán học nhất định.

-        Kỹ năng thành thạo ngoại ngữ. Là ngành mang tính chất toàn cầu, muốn trở thành một người làm  IT giỏi, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc. Trên thế giới, ngành Công nghệ thông tin phát triển từng ngày. Vì thế, cần phải có ngoại ngữ tốt để cập nhật các xu hướng đang diễn ra, các giải pháp công nghệ mới nhất trên thế giới. Các công ty lớn về công nghệ lớn hiện nay tại Việt Nam cũng đều có xu hướng “ra biển lớn”. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ toàn cầu, giúp ta tự tin và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.

-       Sự ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Yếu tố chính xác luôn được đề cao trong ngành công nghệ thông tin, khi xây dựng một ứng dụng hay phần mềm, chỉ một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn, và bạn sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian cho việc chỉnh sửa. VD : Ứng dụng ngân hàng: sai 1 ly đi 1 dặm

-    

-       Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

-         

 

 

Câu 3. Em được biết hiện có rất nhiều trường đào tạo CNTT, vậy học CNTT tại ĐH Nông Lâm TP. HCM thì có thể cạnh tranh với sinh viên các trường khác không? Cơ hội việc làm như thế nào? Mức lương ra sao?

Trả lời: ThS. Nguyễn Xuân Vinh

Hiện tại hầu như trường nào cũng mở ngành CNTT do nhu cầu về nhân lực đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh. Các công ty nước ngoài cũng đánh giá khá cao năng lực về mặt kỹ thuật của người Việt Nam so với các nước trong khu vực. Để đạt được một gốc nhìn tích cực như vậy đòi hỏi phải trải qua một thời gian phấn đấu rất dài của nhiều thế hệ. Theo mình, một trong những nhân tố làm nên thành công đó đến từ truyền thống tự học của các thế hệ sinh viên Việt Nam. Bởi vậy, thay vì tự hỏi nên học trường nào, mình nên đặt câu hỏi là học như thế nào. Bản thân mỗi trường sẽ có những thế mạnh riêng xuất phát từ lịch sử hình thành cũng như đội ngũ phát triển. Theo bản thân mình cảm nhận, thế mạnh của sinh viên Khoa CNTT-DHNL đến từ việc sáng tạo trong phương pháp học tập dưới sự chỉ dẫn tâm huyết của các thế hệ giảng viên. Mình còn nhớ là mình thường dành hàng giờ để hỏi về những vấn đề không liên quan trong bài giảng, nhưng các Thầy Cô vẫn nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ. Điều đó tạo động lực rất lớn để các bạn sinh viên có thể tự tìm tòi những cái mới, qua quá trình học hỏi đó sẽ hình thành nên thái độ làm việc và cảm quan về công nghệ. Một yếu tố cũng đóng góp một phần rất đáng ghi nhận, Khoa CNTT-DHNL có một giáo trình giảng dạy rất bài bản và cạnh tranh so với các trường khác mà mình biết. Nếu các bạn biết tận dụng được nội dung giảng dạy này sẽ giúp ích các bạn trong quá trình làm việc sau này.

Về cơ hội việc làm và mức lương: khi mới ra trường, các bạn đừng nên tìm việc lương cao, mà nên tìm việc phù hợp với định hướng phát triển của mình. Mình biết có những bạn cứ loay hoay thay đổi mục tiêu nghề nghiệp chỉ vì nơi này nơi kia lương cao hơn. Nếu bạn thay đổi định hướng nghề nghiệp vì bạn yêu thích nó, mình hoàn toàn ủng hộ. Nếu chỉ vì lương, mình nghĩ bạn sẽ gặp rắc rối trong khoảng 5 năm sau, và khả năng cao bạn sẽ không còn cạnh tranh nổi với các bạn sinh viên mới ra trường. Mặt bằng lương tại VN theo mình biết đã không còn là thị trường lao động giá rẻ nữa, khách hàng tìm đến VN vì chính sách và vì chất lượng lập trình viên của VN. Mặt bằng lương ở Việt Nam giờ khá đa dạng và chia làm 3 nhóm công ty sau:

-         Công ty chuyên về outsources: trong nhóm này lại chia ra outsource cho thị trường nào, mức lương dao động cho lập trình viên mới ra trường giao động khoảng 8-15tr.

-         Manpower solution (Resource Pools): chuyên cho thuê nhân sự dạng theo thời gian cho các công ty startup hay doanh nghiệm SME. Loại này do không tốn nhiều chi phí quản lý và đào tạo nên mức lương cao hơn. Loại này sẽ kén chọn sinh viên, đa phần ưu tiên các bạn có kinh nghiệm để làm việc trực tiếp với doanh nghiệp nước ngoài. Mức lương sẽ tuỳ thuộc vào thị trường, nhìn chung thường cao hơn 30 đến 50% so với nhóm công ty outsource với cùng một thị trường.

-         Start-ups: thường nhóm công ty này đa phần có trụ sở chính tại nước ngoài, khá kén chọn nhân viên. Vấn đề của họ là thiếu lập trình viên chất lượng chứ chưa hẳn là vì chênh lệch chi phí. Mức lương có thể gần bằng thị trường tại nước sở tại.

Câu 4. Em rất đam mê học tập và làm nghiên cứu. Cho em hỏi cơ hội NCKH khi học CNTT ở ĐH Nông lâm như thê nào ạ? Sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và cơ hội học tập nâng cao trình độ ở trong nước cũng như nước ngoài không?

Trà lời: TS. Nguyễn Văn Dũ

Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đưa ra mục tiêu chiến lược là trở thành đại học nghiên cứu. Không ngoài xu hướng đó, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cũng đã xác định tầm nhìn chiến lược là sẽ trở thành trường đại học nghiên cứu với chất lượng quốc tế.

Hoạt động NCKH của giảng viên, sinh viên được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều đề tài nghiên cứu được triển khai dành cho các nhóm nghiên cứu, giảng viên, sinh viên.

Ngoài ra, ĐH Nông Lâm vốn thế mạnh vốn có của một trường đại học đa ngành, cho nên sinh viên CNTT ngoài những đề tài NCKH trong lĩnh vực CNTT có thể thực hiện các đề tài liên ngành: Ứng dụng CNTT để giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực khác như trong Nông nghiệp, Chăn nuôi, Thủy sản ,v.v tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Đây cũng là những đề tài NCKH có giá trị sử dụng đặc biệt cao.

Về việc học lên trình độ cao hơn:

CTĐT ngành CNTT của các trường nói chung và của ĐH Nông Lâm nói riêng đều được xây dựng đáp ứng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT. Sinh viên không chỉ được cung cấp cung cấp đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để làm việc trong lĩnh vực CNTT mà còn có khả năng tiếp tục học tập ở các trình độ cao hơn như Thạc sĩ hay Tiến sĩ.

Một trong những ưu điểm của chương trình đạo tạo CNTT ở Nông Lâm là tài liệu giảng dạy nhiều môn chuyên ngành bằng tiếng Anh qua đó giúp sinh viên có cơ hội nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình cũng như khả năng cập nhật và tìm kiếm tài liệu bằng tiếng Anh.

Hiện tại có khá nhiều cựu sinh viên của Khoa đã và đang theo học các chương trình cao học, nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước. Nhiều nhất có thể kể đến là các chương trình học bổng của Giáo sư ở Hàn Quốc.

Riêng bản thân tôi thì sau khi tốt nghiệp ĐH xong, ở lại công tác tại Khoa một thời gian rồi nộp đơn xin học bổng theo diện Hiệp định giữa Chính phủ Balan và Việt Nam để học cao học và sau đó là làm NCS. Tôi thấy rằng CTĐT ở Nông Lâm đã cung cấp khá đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để tôi có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập ở nước ngoài.

 

Ngoài ra thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc học cao học, NCS là khả năng tự học, tự tìm hiểu của mỗi sinh viên.

Câu 5. Thầy Cô cho em hỏi Phương pháp học tập tốt nhất ngành CNTT?

Trà lời: TS. Nguyễn Văn Dũ

Thứ nhất là các bạn cố gắng học tốt những kiến thức được Thầy, Cô cung cấp trên các bài giảng và sau đó thì bạn sẽ tận dụng cái đó bạn sẽ mở rộng ra, tìm hiểu thêm một số kiến thức để bạn có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề thì nó sẽ giúp ích cho các bạn rất là nhiều.

Ngoài ra như Thầy Hùng cũng chia sẻ đó là các yếu tố mà các bạn cần có đó là khả năng làm việc nhóm lúc đó sẽ giúp cho các bạn phát triển hơn rất nhiều cùng với bạn bè của mình và ngoại ngữ cũng là một yếu tố quan trọng cho việc đó.

Câu 6:  Học ngành công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng 4.0 thì có khác gì trước đây?

Trả lời TSPhạm Văn Tính

Chúng ta đang trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà 3 trụ cột chính của nền công nghiệp 4.0 đó là Kỹ thuật sốCông nghệ sinh học và Vật Lý. Trong đó Các yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật – Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Khi nói tới CMCN 4.0 thì thường được nhắc tới: Thành phố thông minh, kinh doanh thông minh, … Nhà thông minh .. ăn thông minh (khẩu phần thức ăn) thậm chí là Toilet cũng thông minh. Ví dụ  hệ thống giám sát Skynet hay "Thiên võng" của Trung Quốc. Đây là hệ thống hoạt động bằng sự kết nối của hàng triệu camera giám sát (ước tính hiện tại lên tới 600 triệu camera) lắp đặt nơi công cộng kết hợp AI, nhận dạng khuôn mặt, Big Data để giám sát hoạt động và cuộc sống của hơn một tỷ công dân nước này.

Một ví dụ tiêu biểu khác là  Cửa hàng tiện lợi không thanh toán “Amazon Go”. Đó là sự kết hợp của thị giác máy tính, công nghệ tổng hợp cảm biến và máy học. Điều này cho phép khách vào cửa hàng lấy đồ cần mua và đi ra mà không phải thực hiện các bước thanh toán hay xếp hàng dài chờ đợi thanh toán như trước đây. Hệ thống xác định chính xác khách hàng đã lấy cái gì mang đi (thậm chí là cả những món hàng mà khách hàng đã ăn) và tự động trừ tiền từ tài khoản khách hàng một cách chính xác mà không cần bất kỳ người bán hàng hay thu ngân nào.

Tất cả những điều tưởng chì có trong phim khoa học viễn tưởng đã, đang và sẽ thành hiện thực như là thành quả tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

-         Để tiên phong trong CMCN 4.0 ngành CNTT cũng có ít nhiều thay đổi. Chú trọng hơn:

o   Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo thông qua các các nội dung như: Trí tuệ nhân tạo, Máy học (maching learning), Học sâu (Deep learning), Thị giác máy tính (Computer vision),.vvv

o   Trong lĩnh vực dữ liệu: Xử lý dữ liệu lớn, Kho dữ liệu (Data warehouse), Khai phá dữ liệu (Data mining), v.v.v

 

-         Nắm bắt được xu thế trên, Khoa CNTT DH Nông Lâm đã tiến hành điều chỉnh CTĐT năm 2018 tập trung nhiều hơn cho các nội dung của CMCN 4.0. Hiện tại CTĐT của khoa có đầy đủ các môn học và nội dung như đã nói ở trên, giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt, xây dựng và phát triển các ứng dụng cũng như các hệ thống, giải pháp phục vụ cho như cầu của cuộc CMCN 4.0

Câu 7: Em khá siêng năng, chăm chỉ và có thành tích tốt trong những môn tự nhiên cho nên gia đình hướng cho em học ngành này vì nghe nói ngành học này rất “hot” trong thời đại công nghệ ngành nay. Em thì lại thích học kinh doanh hơn, Thầy/Cô cho em hỏi, liệu em có thể học ngành Công nghệ thông tin để sau này làm kinh doanh hay không? Có sự kết nối giữa 2 ngành này không ạ?

Trả lời: ThS. Nguyễn Xuân Vinh

Một câu hỏi khá hay, thật ra tất cả các ngành đều có sự giao thoa. Ngành CNTT có thể kếp hợp với CNSH thành ngành Sinh Tin học. Theo quan sát của mình, những bạn học CNTT mà có năng khiếu về kinh doanh thường phát triển nhanh hơn so với các bạn thuần kỹ thuật. Trong thị trường, người ta có khái niệm business sensing, nghĩa là người lập trình viên đó có hiểu là khi gia công một cái bàn thì phải có 4 cái chân, phải có ghế dùng kèm, màu phải phối hợp ra sau, phục vụ cho ai ngồi và đặt tại vị trí nào. Sau đó thì mới bắt đầu tới công đoạn Engineering, nghĩa là lên thiết kế về kỹ thuật, kết cấu và độ bền. Vấn đề business (business problem) luôn xảy ra trước, phải nghiên cứu business thì mới biết cần dùng công nghệ gì để xử lý. Chứ không phải như các bạn thường nghĩ, mình biết làm cái Website rồi, giờ mình nên làm web gì đây? Theo nhận định cá nhân mình, tất cả mọi ngành đều cần giao thoa, học về CNTT. Không phải ở mức làm ra một sản phẩm, mà ở mức hiểu rằng mình có thể làm ra sản phẩm gì với hiện trạng công nghệ bây giờ. Nghĩa là sẽ học ở mức tổng quát hơn. Ở công ty IT luôn có nhiều vị trí quan trọng không cần nhiều về kỹ thuật, như Business Analyst, Product Owner. Những vị trí này thường xuyên tiếp xúc với các lập trình viên để định nghĩa ra cái WHAT (những gì họ cần) và lập trình viên sẽ nghĩ về HOW (làm sao để làm được). Ngược lại, lập trình viên cũng phản hồi đến các BA, PO để trình bày những khó khăn về mặt kỹ thuật, đề xuất các giải pháp và BA, BO sẽ cân nhắc xem cái nào sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn, có thể về kinh tế, thời gian hoặc về chất lượng. Nên theo cá nhân mình, bạn hoàn toàn có thể đăng ký học CNTT nếu bạn cảm thấy yêu thích, nó sẽ giúp ích cho việc kinh doanh có áp dụng công nghệ sau này. Còn nếu bạn chỉ muốn đăng ký vì nó “hot” thì mình nghĩ bạn nên suy nghĩ lại.

 

Câu 8: CNTT là ngành học thời đại, vậy sau khi học 4 năm, liệu em có bị lạc hậu không?

Trà lời: TS. Nguyễn Văn Dũ

Cảm ơn MC vì câu hỏi rất là thời đại. Trong thời đại ngày nay thì công nghệ luôn luôn phát triển và thường xuyên cập nhật. Sinh viên được đào tạo tại K.CNTT sẽ được trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để có thể thích nghi với sự phát triển của công nghệ.

Cụ thể, các giảng viên luôn cập nhật bài giảng của mình nhằm giới thiệu những kiến thức, công nghệ mới liên quan đến môn học mình phụ trách đến sinh viên; hay thông qua các hoạt động làm đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp, các chương trình hợp tác đào tạo giữa KCNTT với các công ty phần mềm như công ty FSOFT và Axon Active, sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu những kiến thức mới, công nghệ mới, trang bị kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trong cả môi trường quốc tế giúp SV có thể làm việc và tìm được việc làm ngay khi ra trường.

Một vấn đề nữa đó là dù công nghệ có thể thay đổi, nhưng kiến thức và nền tảng bên dưới thì gần như không bao giờ thay đổi. Sinh viên cần nắm chắc những kiến thức nền tảng này để phát triển bản thân.

 

Câu 9: Em nghe nói ngành CNTT rất khô khan, thường đối mặt với các con số, thuật toán và máy tính, có phải sau khi tốt nghiệp em ít có cơ hội tiếp xúc với môi trường xunh quanh không ạ ?

Trà lời: ThS. Lê Phi Hùng

Cảm ơn MC vì câu hỏi rất là thú vị. Tôi sẽ phân tích cho em thấy rằng học cái ngành này có khô khan và có ít với môi trường xung quanh hay không?

Học tập và theo đuổi ngành CNTT là chúng ta học tập và theo đuổi ngành về khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, các bạn phải rèn các kỹ năng, đặc biệt là tư duy logic và tính toán, đồng thời phải nghiên cứu các yếu tố trong chuyên ngành của mình chọn, như kỹ năng giải quyết vấn đề, các bạn cần phải học ngôn ngữ lập trình, phương pháp nghiên cứu, phân tích hệ thống ...

Các kiến thức như tôi trình bày là các kiến thức cơ sở, nền tàng. Để hấp thu các kiến thức này các bạn cần có kỹ năng tìm hiểu. kiên trì và có niềm đam mê công nghệ. Một khi các bạn đã tiếp thu được thông qua các project của mình . Nếu chúng ta tích cực học tập làm ra được các project sáng tạo thì lúc đó để lại dấu ấn cho riêng mình thì lúc đó các bạn sẽ say mê hơn, ngay cả các công việc ngồi hàng giờ có khi cả đêm để viết code, tối ưu. Nếu vượt qua được chúng ta sẽ bớt nhàm chán và say mê hơn.

Ngoài ra trong quá trình học tập các bạn có thể cải thiện các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm giúp bạn tự tin hơn trong việc truyền tải ý tưởng của mình. như vậy không thể nói là học tập ngành công nghệ thông tin khô khan và ít có cơ hội tiếp xúc với môi trường xung quanh

Câu 10: Cho em hỏi là  trường có những cuộc thi lập trình dành cho sinh viên, cũng như các cuộc thi trong lĩnh vực CNTT hay không?

Trả lời TS. Phạm Văn Tính

Hiện nay Khoa CNTT cũng giống như trường khác, Ngoài việc sẽ tham gia tất cả các kỳ thi do trung ưng đoàn tổ chức thì bên phía Đoàn Thanh Niên cũng đã tổ chức các cuộc thi riêng, từ đó, từ kết quả cuộc thi đó cũng có được sự tài trợ từ các doanh nghiệp.

Như vậy khi chúng ta tham gia các cuộc thi này đây cũng là cơ hội để thể hiện khả năng của mình, cũng như các doanh nghiệp cũng có cơ hội để tìm kiếm các nguồn nhân lực tốt trong tương lai

 

 

Số lần xem trang: 4051
Điều chỉnh lần cuối: 13-04-2020

Bản Tin Khoa CNTT

Mẫu đơn - Biểu mẫu (17-11-2023)

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám tám bảy tám không

Xem trả lời của bạn !

logolink